Khi nhu cầu nâng cấp cơ
sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực
của ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) cũng ngày
càng lớn. Câu hỏi “Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình
xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và
học sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.
Để giúp các bạn giải tỏa những băn khoăn này, chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu “Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
Để giúp các bạn giải tỏa những băn khoăn này, chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu “Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
Ngành Kỹ thuật xây dựng
(Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì?
Hiểu một cách đơn giản
thì Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành
chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và
nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp
phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng,
trung tâm thương mại,…
Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,...
Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,...
Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) có uy tín như trường nghề uy tín như: Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Miền Nam, Trường Kỹ Thuật Đất Việt, các trung tâm đào tạo xây dựng ... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,...
Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, công việc của người kỹ sư xây dựng thường xuyên phải đi công tác xa nhà, do đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là một ngành kén nữ giới. Công việc của người kỹ sư xây dựng nhìn chung cũng khá vất vả vì phải đảm nhiệm từ khâu tính toán, đo đạc đến thiết kế, thi công,… Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành kỹ thuật công trình xây dựng.
Học ngành Kỹ thuật xây
dựng (kỹ thuật công trình xây dựng) ra trường làm gì?
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều
nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của
riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2015, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng
mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế
biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật xây dựng
(Kỹ thuật công trình xây dựng) không bao giờ thiếu.
Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể, ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,... Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể, ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,... Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc
theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại những trường đại
học đào tạo uy tín, chẳng hạn như Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên
còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và
trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm
và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới
nhất,…
Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) dúng không, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.
Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) dúng không, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.
Ngành Kỹ thuật
xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì?
Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế,
tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân
dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao
tầng, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,…
|
0 nhận xét :
Đăng nhận xét